Sau quãng thời gian giãn cách do dịch bệnh, tâm lý và thói quen mua sắm của người dùng có xu hướng thay đổi, các nền tảng online được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các thương mại điện tử khiến chợ và cửa hàng truyền thống chịu tác động mạnh, hơn 50% người dân lựa chọn mua sắm trực tuyến thay vì tự đi mua đồ ở ngoài.
Thông qua lăng kính doanh nhân, thời thế hiện tại đã mang lại luồng chuyển đổi hoàn toàn mới, buộc mọi ngành nghề, lĩnh vực phải thay đổi cách thức kinh doanh. Không chỉ do tình hình dịch bệnh mà còn bởi sự ảnh hưởng của thời đại công nghệ, bất cứ doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh nào muốn tồn tại đều phải chuyển đổi số, biến đổi hoặc kết hợp song song với kinh doanh online.
Đây là thời điểm công việc kinh doanh dễ dàng gặp bất ổn nếu không biết cách chuyển đổi, đồng thời lại là cơ hội bứt phá đối với những doanh nghiệp, người kinh doanh nhìn ra điểm sáng bùng nổ và xây dựng được chiến lược với mô hình kinh doanh online.
Theo các chuyên gia hàng đầu trong chuyển đổi số cho kinh doanh offline, việc đẩy mạnh hoặc kết hợp kinh doanh online trên nhiều nền tảng số có lợi ích không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn là cơ hội phát triển chủ động, giảm các rủi ro về chi phí offline.
MUỐN CHUYỂN ĐỔI SỐ PHẢI BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?
- Có trình độ nhất định về công nghệ thông tin
Muốn chuyển đổi số và để việc kinh doanh tiếp cận với mô hình online thì sự hiểu biết về kiến thức và thành thạo trong thao tác trên các nền tảng hoạt động là vô cùng quan trọng.
Người kinh doanh cần nắm vững các nền tảng quản lý và bán hàng, đồng thời phải biết cách quảng cáo cho hệ thống online.
- Thiết lập chiến lược kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp dài hạn
Song song với việc chuyển đổi số là các phần mềm công nghệ hiện đại, ngoài việc sử dụng thành thạo các phần mềm này, doanh nghiệp buộc phải đưa ra chiến lược quản trị phù hợp. Việc lựa chọn đúng sản phẩm chuyển đổi phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài trong quá trình kinh doanh.
Mỗi cá nhân, doanh nghiệp và các ngành hàng sẽ đều có những phần mềm cần thiết và thực sự phù hợp với đặc thù công việc của mình. Tuy nhiên, để tránh rắc rối, ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng, khi lựa chọn các phần mềm quản lý hay bán hàng, cá nhân kinh doanh/doanh nghiệp cần phải thận trọng, lưu ý không để những sản phẩm công nghệ đó phức tạp quá mức so với tình trạng, năng lực hiện tại của nhân lực. Hệ quả không chỉ là doanh thu mà còn nhận phải sự phản đối, bất mãn của nhân viên trong công việc.
Tốt nhất, trước khi áp dụng hệ thống quản lý hay chiến lược chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần chuẩn hóa việc quản trị quy trình kinh doanh nhằm giảm bớt áp lực và khó khăn cho cả Ban lãnh đạo và nhân viên.
- Các bước cần thiết để chuyển đổi số cho kinh doanh offline
Chuyển đổi số là quá trình lâu dài, bền vững và lâu dài, muốn thấy được kết quả phải nhìn nhận toàn bộ các giai đoạn tối ưu và nâng cấp hệ thống. Chỉ dựa vào các yếu tố công nghệ là chưa đủ, muốn chuyển đổi thành công, quản lý doanh nghiệp cần có tư duy kinh doanh online trên nền tảng số trước bởi mỗi sản phẩm, ngành hàng sẽ có những đặc thù khác biệt nên sẽ có những hướng chuyển đổi khác nhau.
Cá nhân kinh doanh/doanh nghiệp nên bắt đầu từ mảng quan trọng nhất để tạo lợi thế cạnh tranh – là Marketing và Sale. Để quảng bá thương hiệu trên các nền tảng số, cá nhân kinh doanh/doanh nghiệp cần:
– Xây dựng các cửa hàng online: website, landing page, fanpage Facebook, gian hàng trên các sàn thương mại điện tử phù hợp (Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,…)
– Kéo khách hàng về cửa hàng online thông qua content
– Quảng cáo Google, Facebook và các nền tảng khác
– Theo dõi toàn bộ quá trình chuyển đổi từ một người dùng chưa xác định đến cửa hàng online
– Đo lường được tỷ lệ chuyển đổi của từng bước đó
– Đánh giá và tìm cách tối ưu để tỷ lệ chuyển đổi này để hiệu quả hơn
– Đo lường tỷ lệ khách hàng mua lại
– Đo lường tỷ lệ khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân đến mua sản phẩm
TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TRONG KINH DOANH ONLINE
Trong bất kỳ thời điểm nào, trải nghiệm khách hàng vẫn luôn là điều quan trọng trong kinh doanh. Muốn thành công, doanh nghiệp buộc phải tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Thương hiệu mang lại trải nghiệm khách hàng là thương hiệu chiến thắng, đây cũng là một hành trình dài hơi nhằm kết nối doanh nghiệp với khách hàng.
Giai đoạn trải nghiệm khách hàng bao gồm:
– Biết: Giới thiệu đối tác và khách hàng, PR, networking, quảng cáo, sự kiện, SEO, bài viết,…
– Thích: Sự kiện, blog, ebook, truyền thông xã hội, brochure, apps,…
– Thử: Showroom, sản phẩm miễn phí hoặc có giá trị thấp, đánh giá từ khách hàng đã sử dụng,…
– Tin tưởng: Giải thưởng, lời chứng thực của khách hàng, nghiên cứu tình huống, diễn thuyết tại các hội nghị, hội thảo,…
– Mua: Quy trình khám phá – bán hàng – thực hiện hợp đồng – thanh toán, tài liệu bán hàng, hướng dẫn khách hàng,…
– Mua lại: Đánh giá và góp ý của khách hàng, cộng đồng khách hàng, hoạt động nuôi dưỡng khách hàng, cross sell, up sell,…
– Giới thiệu: Chương trình giới thiệu khách hàng từ các đối tác, khách hàng trung thành,…
Hành trình thay đổi trải nghiệm khách hàng trong chuyển đổi số:
– Tăng điểm chạm khách hàng: Bằng hình thức đa kênh trực tuyến, doanh nghiệp cần tạo điểm chạm với khách hàng, tạo cơ hội gặp gỡ và thu hút khách hàng.
– Thúc đẩy doanh số bán hàng: Doanh thu sẽ tăng trưởng nhờ vào xây dựng hệ sinh thái phù hợp với sản phẩm/dịch vụ và bán hàng đa kênh, tiếp cận với khách hàng nhiều hơn.
– Tập trung quản lý dữ liệu khách hàng: Dựa vào các phần mềm quản lý, doanh nghiệp có thể phân loại rõ ràng các tệp khách hàng, từ đó giúp dễ dàng chăm sóc khách hàng cũ và mới riêng biệt.
Như đã nói ở trên, chuyển đổi số từ kinh doanh offline sang online là một hành trình dài cần sự bền vững mang lại cơ hội phát triển lớn đồng thời cũng có nhiều thách thức. Bạn sẽ phải đi từ những bước chân đầu tiên trong chuyển đổi số đến hành trình chinh phục trí não và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Khi cả thế giới thay đổi, nếu muốn tồn tại, cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp buộc phải chuyển mình – CHUYỂN ĐỔI SỐ.
TỔNG HỢP: TAKI ACADEMY