“Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta.” – Đây là triết lý kinh doanh nổi tiếng của nhà sáng lập Walt Disney. Với định vị thương hiệu là một tập đoàn kinh doanh giải trí dành cho mọi lứa tuổi, họ mang đến cho khách hàng những điều thuộc về tuổi thơ, về thế giới cổ tích kỳ diệu, tạo ra những câu chuyện khơi dậy “đứa trẻ” trong mỗi người.

 

Walt Disney là tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện được thành lập năm 1923 bởi anh em Walt và Roy O.Disney và cho đến nay, thương hiệu này nhận được sự yêu thích từ rất nhiều người thuộc mọi lứa tuổi trên toàn cầu. Tập đoàn này từ một xưởng phim nhỏ đã trở thành một studio lớn nhất Hollywood và có trụ sở chính tên là Walt Disney Studios tại California , Hoa Kỳ. Walt Disney hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó tự hào nhất phải kể đến các công viên giải trí trên thế giới; các bộ phim, các nhân vật hoạt hình và phim dành cho trẻ em luôn nằm trong top được yêu thích nhất: Mickey Mouse, Donald Duck, Tom & Jerry, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nhật ký Công chúa, Hannah Montana…

Để giữ vững “ngôi vương” của mình dù gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh, Walt Disney đã áp dụng những triết lý kinh doanh và các chiến lược marketing của nhà sáng lập. 

 

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT CỦA WALT DISNEY: “ĐỨA TRẺ VĨNH CỬU”

“Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tôi gọi đứa trẻ đó là sự ngây thơ. Trong cuộc sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây thơ đó thì thật là đáng tiếc.” – Đây là triết lý kinh doanh nổi tiếng của nhà sáng lập Walt Disney. 

Có thể thấy, ngay từ tầm nhìn xác định khách hàng mục tiêu Walt Disney đã không đi theo lý thuyết thông thường như hành vi, độ tuổi mà tập trung vào xác định nhu cầu mục tiêu, sở thích, niềm vui của khách hàng, như vậy thị trường mà thương hiệu này hướng tới có thể là tất cả mọi người – không giới hạn lứa tuổi hay quốc gia nào. Với định vị thương hiệu là một tập đoàn kinh doanh giải trí dành cho mọi lứa tuổi, họ mang đến cho khách hàng những điều thuộc về tuổi thơ, về thế giới cổ tích kỳ diệu, tạo ra những câu chuyện khơi dậy “đứa trẻ” trong mỗi người.

 

WALT DISNEY MANG ĐẾN NHỮNG CÂU CHUYỆN LAY ĐỘNG TRÁI TIM MỖI “ĐỨA TRẺ”

  1. Chú trọng xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực

Đối với Walt Disney, thương hiệu chính là tài sản quý giá nhất để duy trì danh tiếng. Là thương hiệu được xây dựng từ những câu chuyện trong “tiềm thức tuổi thơ”, hãng giải trí này chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm và bước đệm để tạo ra những tác phẩm tốt chính là phát triển nguồn nhân lực. 

Walt Disney luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho mỗi tác phẩm của mình để đảm bảo mỗi sản phẩm đều có thể nâng cao, hoặc đơn giản hơn là phù hợp với giá trị thương hiệu. 

Minh chứng cho việc này là kinh phí cho bộ phim “Bạch Tuyết và bảy chú lùn” đã tăng gấp 8 lần so với dự tính vì sự khắt khe của Walt Disney trong việc duyệt những bức vẽ của các họa sĩ, để hoàn thành bộ phim này các họa sĩ đã phải vẽ tay đến hơn 2 triệu bức. Bộ phim tiêu tốn lên tới gần 1,5 triệu USD và kết quả, khi ra mắt bộ phim đã mang lại thành công vang dội cho Walt Disney đồng thời thu về 8 triệu USD trong tháng đầu tiên sau khi công chiếu. Đi chung với đó, những vật phẩm liên quan và những lần chiếu lại “Bạch Tuyết và bảy chú lùn” đã mang lại cho Disney hơn 416 triệu USD trong suốt gần một thế kỷ qua. 

Chất lượng tạo nên thương hiệu và hơn thế là tạo ra giá trị khổng lồ: bản quyền phim ảnh và các nhân vật đem lại tới 50% doanh thu hàng năm cho Walt Disney.

Truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Có file MP3) - Download.vn

Phim hoạt hình Bạch Tuyết và bảy chú lùn.

Để thu hút nhân tài về công ty của mình, Walt Disney tạo nên một niềm tự hào to lớn trong nội bộ nhân viên rằng “Nếu bạn muốn trở thành 1 phần của điều vĩ đại là xây dựng “tiềm thức tuổi thơ” cho mỗi người thì hãy gia nhập cùng Walt Disney và làm việc hết mình cho chúng tôi. Tại Walt Disney, công ty là sân khấu, nhân viên là diễn viên và khách hàng là người xem”. Từ đó, hãng phim này đã trở nên thành công trong việc xây dựng niềm tin tuyệt đối của những “khách hàng nội bộ”.

 

  1. Đi vào tiềm thức khách hàng bằng cảm xúc 

Là một doanh nghiệp kinh doanh nhưng Walt Disney lại nổi tiếng trong việc chiều lòng khán giả, đặc biệt là các khán giả nhỏ tuổi. Các chiến dịch quảng bá của hãng luôn được xem xét kỹ lưỡng dựa trên ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng thông qua các khảo sát. 

Walt Disney hiểu rõ trải nghiệm của khách hàng là quan trọng nhất, vậy nên họ đã liên tục cập nhật dữ liệu để thấu hiểu thói quen, hành vi, tâm lý và cảm xúc của khách hàng từ các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu, từ đó tìm ra được câu chuyện chinh phục trái tim của mỗi “đứa trẻ”. 

– Tính giải trí: Các câu chuyện của Disney thường mang tính giải trí cao với những yếu tố hài hước xen lẫn các tình tiết lãng mạn hay gay cấn vừa đủ, không hack não người xem… Điều này đã đánh vào tâm lý “thư giãn cùng gia đình” của khách hàng lớn tuổi – những người chịu áp lực từ công việc và ít có thời gian cùng gia đình, bạn bè; vì vậy họ sẵn sàng tiêu tiền cho việc thưởng thức những món ăn tinh thần của Walt Disney, vừa để dành thời gian cho người thân, bạn bè vừa là phương thức chữa lành, khơi gợi “trái tim trẻ thơ” của họ. 

– Tính nhất quán và tích cực: Disney luôn cố gắng đa dạng hóa cốt truyện của mình bằng cách không ngừng tạo ra các tác phẩm mới nhưng các tác phẩm của Disney luôn thể hiện sự nhất quán: đó là những mô típ thiện thắng ác, kết thúc có hậu, tình tiết không hóc búa phù hợp với trẻ nhỏ,… Vì vậy, các câu chuyện của Disney luôn mang lại cảm xúc tích cực và sự thoải mái khi xem cho khán giả, điều này giúp các tác phẩm của Disney nhận được sự ủng hộ lớn từ các bậc cha mẹ khi họ coi những câu chuyện của Disney là những bài học vừa thú vị vừa bổ ích cho con mình.

HD sưu tầm: Toy Story 4 - Câu chuyện đồ chơi 4 (2019)

Phim hoạt hình Toy Story 4. 

Câu chuyện hay kết hợp với việc khai thác yếu tố đánh vào tâm lý khán giả đã giúp các tác phẩm của Disney chạm được đến “đứa trẻ” bên trong mỗi người và đạt được thành công to lớn về mặt doanh thu. Điển hình như Frozen 2 có doanh thu hơn 1,3 tỷ USD năm 2019 hay những bộ phim như Toy Story 3 (1,06 tỷ USD, 2010), Finding Dory (1,02 tỷ USD, 2016), và Incredibles 2 (1,24 tỷ USD, 2018),…

 

  1. Chiến lược kinh doanh theo “chuỗi giá trị”

Với những tác phẩm mà mình sản xuất ra, Walt Disney hiện đang sở hữu hơn 1000 nhân vật trong đó có rất nhiều nhân vật tầm cỡ như chuột Mickey hay vịt Donald. 

TOP 30 Phim Hoạt Hình Disney Hay Nhất Mọi Thời Đại | Nguyễn Kim

Các nhân vật trong phim hoạt hình của Disney. 

Walt Disney đã tuyên bố rất rõ ràng: “Tôi sẽ không để lợi nhuận từ những nhân vật của mình bị giới hạn trong bất kỳ hình thức kinh doanh nào”. Không chỉ bán bản quyền tác phẩm, hãng phim này còn mở rộng kinh doanh bằng việc nhượng quyền thương hiệu.

Với tình yêu dành cho các bộ phim của Walt Disney, “fan” của Disney không ngần ngại chi tiền cho các sản phẩm như: đồ chơi, phụ kiện và các bộ trang phục để hóa thân thành các nhân vật trong phim và tận hưởng sự kết nối cảm xúc với câu chuyện theo một cách mới. 

Tiên phong trong việc nhượng quyền thương hiệu là chú chuột Mickey nổi tiếng. Hình ảnh chuột Mickey xuất hiện khắp nơi từ bánh, kem, cặp sách, mũ… trên khắp thế giới. Sau khi ra đời được 2 năm, kem Mickey đã bán được 1 triệu cây tại Mỹ. Nhưng quan trọng nhất là việc hình ảnh chú chuột Mickey được phủ sóng khắp mọi nơi đồng nghĩa với thương hiệu được in sâu trong tâm trí khách hàng mà Disney không tốn một đồng quảng cáo nào.

Online để tham quan Disneyland

Để câu chuyện của mình kết nối sâu hơn với khán giả, Walt Disney đã đưa những nhân vật của thương hiệu mình vào thế giới thật thông qua việc đầu tư xây dựng Disneyland (sau này đổi tên thành Disney World) – công viên giải trí đầu tiên tại Mỹ và trên thế giới. Có thể ví Disneyland như một trung tâm thương mại khổng lồ sở hữu tất cả các sản phẩm mang thương hiệu của Walt Disney và 1 loạt những dịch vụ đi kèm. Với mục tiêu mang đến một mảnh đất thần tiên, Disneyland đã xuất hiện ở Tokyo, Paris và Hong Kong và thu hút hàng triệu khách du lịch hàng năm từ mọi nơi trên thế giới, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Walt Disney. 

Không chỉ xây dựng Disney Land, Walt Disney còn mở rộng chuỗi giá trị của mình bằng việc thành lập kênh truyền hình “Disney Channel” chỉ chiếu các tác phẩm của Walt Disney. Đây có thể coi là một bước đi rất táo bạo của Walt Disney bởi vì họ phải cạnh tranh trực tiếp với những ông lớn trong ngành truyền hình như Cartoon Network, HBO, Star Movie,… Nhưng cuối cùng thì hãng phim này vẫn đã thành công khi Disney Channel đã trở thành 1 trong những kênh truyền hình được trẻ em yêu thích nhất thế giới.

File:Disney Channel logo.svg - Wikimedia Commons

Logo của kênh truyền hình quen thuộc với trẻ thơ.

 

Tổng hợp: TAKI ACADEMY