Viral Marketing là chiến lược quảng cáo mang nội dung tác động đến hành vi chia sẻ của khách hàng đối với thông điệp mà thương hiệu đưa ra một cách rộng rãi và nhanh chóng. Viral Marketing có khả năng làm bùng nổ chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, thậm chí là ghi dấu ấn mạnh mẽ cho thương hiệu trên thị trường.
Một chiến dịch Viral Marketing thành công có thể thuộc bất kỳ hình thức nội dung nào: bài viết, hình ảnh, video, slogan,.. Sự lan truyền thành công của một chiến dịch quảng cáo có thể không xuất phát có chủ đích mà đôi khi hoàn toàn tự nhiên. Điểm mấu chốt chính là nội dung thương hiệu mang lại chạm được tới cảm xúc của khách hàng.
VIRAL MARKETING MANG LẠI ĐIỀU GÌ CHO THƯƠNG HIỆU?
- Tiết kiệm chi phí quảng cáo, truyền thông
Thông thường, để một chiến dịch quảng cáo được phổ biến, bạn sẽ phải đầu tư cho các chi phí quảng cáo đa kênh (Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok, Google,…) để tiếp cận với khách hàng.
Còn đối với Viral Marketing, người dùng đóng vai trò lan truyền thông điệp của thương hiệu tới những người khác thông qua những hình thức như chia sẻ trên mạng xã hội, truyền miệng,… Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí cho việc truyền thông.
Hiệu quả của các chiến dịch Viral Marketing đôi khi còn mạnh hơn so với các hình thức quảng cáo mất tiền thông thường.
Tuy nhiên không phải chiến dịch nào cũng trở nên “viral” và tiết kiệm được ngân sách cho thương hiệu. Vì một chiến dịch Viral Marketing thành công còn dựa vào mục đích, cách thức triển khai và nội dung xây dựng; vậy nên để làm được điều này, thương hiệu cần sáng tạo, đưa ra thị trường những ý tưởng bùng nổ và khác biệt để chạm tới cảm xúc của khách hàng.
- Xây dựng thương hiệu một cách tự nhiên, hiệu quả
Viral Marketing thành công sẽ được lan truyền từ người này tới người kia, tạo nhận thức về thương hiệu cho khách hàng. Khi sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu được chia sẻ thường xuyên và được nhiều người nhắc đến sẽ dễ dàng tạo lòng tin đối với tệp “khách hàng lạnh” của thương hiệu.
Nổi bật nhất tại Việt Nam với độ phủ sóng mạnh mẽ của các chiến dịch Viral Marketing phải kể đến Điện Máy Xanh và Shopee. Chiến dịch quảng cáo của 2 thương hiệu này không chỉ mang đến sự nhận định thương hiệu rõ ràng cho khách hàng đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ họ mang đến mà còn tạo nhận thức về thương hiệu cho những khách hàng lạ. Khi nhắc đến mua sắm đồ dùng điện tử ngay lập tức ta nhớ tới Điện Máy Xanh và khi nói đến sàn thương mại điện tử để mua sắm, Shopee trở thành cái tên hàng đầu.
Nếu thương hiệu được khách hàng ghi nhớ thì khi họ chuyển đổi từ chưa có nhu cầu sang cần mua sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của bạn sẽ trở thành cái tên hàng đầu, điều này góp phần gia tăng doanh số bán hàng.
- Phạm vi tiếp xúc khách hàng, thị trường lớn
Nội dung Viral Marketing có thể được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Không ít trường hợp, sau một đêm bỗng dưng một thương hiệu được hàng trăm, hàng triệu người biết tới; tin tức về nội dung được chia sẻ khắp các trang mạng, báo chí, các kênh truyền thông; thậm chí nội dung đó còn có thể được chia sẻ với bạn bè quốc tế.
Viral Marketing là một trong những chiến lược quảng cáo tạo ra sự bùng nổ trong khoảng thời gian ngắn. Nếu nội dung đủ sáng tạo, sâu sắc hoặc mới lạ, khả năng lan truyền có thể đạt đến tốc độ mà ngay cả người tạo ra nó cũng không thể ngờ tới. Đây chính là lợi thể mạnh mẽ nhất của Viral Marketing khiến các thương hiệu từ nhỏ đến lớn đều hứng thú và muốn thử sức thực hiện.
Nếu đạt được kết quả ấy, chiến dịch Viral Marketing sẽ tự nhiên tiếp cận được một lượng khách hàng lớn đồng nghĩa với việc thương hiệu đã thành công trong việc tăng độ nhận diện.
VẬY, VIRAL MARKETING CÓ GÂY ẢNH HƯỞNG XẤU GÌ TỚI THƯƠNG HIỆU HAY KHÔNG?
- Có khả năng gây tai tiếng và nhận phản hồi tiêu cực cho thương hiệu
Bởi Viral Marketing được xây dựng trên nền tảng là những nội dung được mọi người chia sẻ rộng rãi, lan truyền càng nhanh chóng càng hiệu quả, tuy nhiên nếu thương hiệu có những nội dung gây tranh cãi, phản cảm cũng có thể vô tình được chia sẻ liên tục, điều này khiến thương hiệu nhận những phản hồi tiêu cực, thậm chí là gây tai tiếng cho thương hiệu. Từ đó không chỉ tệp “khách hàng ấm” đang có thái độ tích cực với thương hiệu quay lưng mà các “fan cứng trung thành” cũng có thể sẽ rời bỏ thương hiệu.
Vậy nên khi xây dựng và triển khai các chiến dịch Viral Marketing hay những Content thường ngày, thương hiệu cũng cần phải lưu ý tránh những nội dung này để đảm bảo tính nhất quán về tinh thần và danh tiếng cho thương hiệu.
- Khó khăn trong việc xây dựng khách hàng trung thành
Thêm vào đó, việc chia sẻ có thể dẫn tới một lượng lớn khách hàng theo dõi thương hiệu nhưng sau một thời gian, vì chính sách của các kênh social hoặc nội dung thay đổi không còn phù hợp, những người đã tiếp xúc với thương hiệu có thể đột nhiên biến mất.
Ngoài ra, khi các thương hiệu đua nhau chạy theo Viral Marketing, độ cạnh tranh sẽ càng lớn, người dùng sẽ kén chọn nội dung hơn. Vì thế, nếu muốn giữ chân khách hàng với thương hiệu, bạn phải là người đưa ra những ý tưởng mới lạ, sáng tạo nhưng không kém phần thú vị và buộc phải duy trì nó lâu dài.
TỔNG HỢP: TAKI ACADEMY